Tư vấn chọn cọc tre và thi công cọc tre


Cọc tre và cọc tràm là giải pháp công nghệ mang tính truyền thống để xử lý nền cho công trình có tải trọng nhỏ trên nền đất yếu. Đóng cọc tre là một phương pháp gia cố nền đất yếu hay dùng trong dân gian thường chỉ dùng dưới móng chịu tải trọng không lớn (móng nhà dân, móng dưới cống…). Miền Nam thường dùng cọc cừ tràm hay cọc tràm do nguyên liệu sẵn có.

Cọc tre được sử dụng ở những vùng đất luôn luôn ẩm ướt, ngập nước. Nếu cọc tre làm việc trong đất luôn ẩm ướt thì tuổi thọ sẽ khá cao (50-60 năm và lâu hơn). Nếu cọc tre làm việc trong vùng đất khô hoặc ướt thất thường thì cọc rất nhanh bị mục nát.
Chỉ được đóng cọc tre trong đất ngập nước để tre không bị mục nát, nếu đóng trong đất khô không nước sau đó tre bị mục nát thì lại phản tác dụng làm nền đất yếu đi.
Không đóng cọc tre trong đất cát vì đất cát không giữ được nước, thường chỉ đóng cọc tre trong nền đất sét có nước.
Nhiều người có ý kiến là chưa thấy lý thuyết tính toán cụ thể nhưng ta có thể làm như sau: trong giai đoạn thiết kế giả sử sau khi đóng cọc tre đất nền đạt được độ chặt nào đó (thông qua hệ số rỗng) từ đó tính được sức chịu tải đất nền lấy đó làm căn cứ thiết kế móng (hoặc có thể giả sử sức chịu tải đất nền sau khi đóng cọc).
Sau khi đóng cọc xong làm thí ngiệm lại để kiểm tra sức chịu tải của nền đất nếu không khác nhiều so với SCT giả thiết thì không cần sửa thiết kế (thực tế ít có thí nghiệm kiểm tra mà chủ yếu dựa vào kinh nghiệm).
Khi thi công các bạn cần chú ý: Nếu đóng từ ngoài vào trong có thể xảy ra hiện tượng dồn đất vào giữa, tạo cho đất có độ chặt và cọc sẽ khó xuống và dẫn tới hiện tượng ''Chối giả'', vì thế các bạn cần cẩn thận.
Một điều nữa: Hiện tại việc khai thác nước ngầm (bừa bãi) làm ảnh hưởng hạ mực nước ngầm tự nhiên, nên có thể bây giờ bạn đóng cọc tre ngập nước, nhưng vài năm sau, chục năm sau khi đó lại khô -> cọc tre có thể mục và làm ảnh hưởng công trình.

No comments:

Post a Comment